Có nhiều phương pháp cũng như công nghệ áp dụng cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, tùy theo từng loại nước thải mà có các công nghệ xử lý tương ứng. Trong đó, có hai công nghệ sử dụng rộng rãi và cho hiệu quả cao là công nghệ SBR và công nghệ AO kết hợp MBBR.
Và điều mà rất nhiều chủ đầu tư, chủ các doanh nghiệp quan tâm là khi nào áp dụng công nghệ SBR, khi nào áp dụng công nghệ AO kết hợp MBBR và loại công nghệ nào phù hợp với hệ thống của họ, cũng như đảm bảo tính kinh tế và đạt hiệu quả cao.
Trạm XLNT sinh hoạt nhà máy TOTO, Hà Nội là một trong những trạm áp dụng công nghệ AO kết hợp MBBR (Nguồn ảnh: Ecoba ENT)
Công nghệ xử lý nước thải SBR
Khái niệm về công nghệ SBR (Sequencing Batch Reactor) hay còn gọi là công nghệ bùn sinh học hiếu khí là quy trình xử lý nước thải bằng cách xử lý từng mẻ liên tục theo chu kì. Quy trình xử lý này được gói gọn trong một bể bản ứng và hoàn toàn tự động. Nó hoạt động theo nguyên lý:
– Nạp đầy nước thải;
– Cung cấp các chất dinh dưỡng (N,P). Các thành phần này được bơm định lượng cấp vào để tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật thiếu khí hoạt động.
– Giai đoạn tiếp theo máy thổi khí hoạt động và quá trình oxy hóa xảy ra để xử lý các chất hữu cơ trong nước thải;
– Giai đoạn lắng: Nước thải sau khi xử lý sinh học thiếu khí sẽ được để yên lắng từ 1 đến 2 giờ.
– Nước thải trong sẽ ở trên và được bơm chuyên dụng bơm sang bể khử trùng để xử lý tiếp Coliform, Phần bùn lắng ở dưới được lưu lại để bổ sung lượng vi sinh thiếu hụt trong quá trình xử lý.
– Nước thải từ hố thu gom lại tiếp tục được bơm vào và chu kì phản ứng tiếp theo lại diễn ra tương tự. Đối với hệ thống SBR cải tiến sau này sẽ được bổ sung thêm một ngăn thiếu khí trước khi nước thải đi vào bể SBR để bổ sung thêm quá trình khử Nito.
Xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR
Công nghệ AO kết hợp MBBR (Đệm vi sinh lưu động kết hợp bùn hoạt tính và màng sinh học) hoạt động trên nguyên tắc xử lý kết hợp chất hữu cơ và N bằng bùn hoạt tính bám dính trên giá thể vi sinh. Quá trình xử lý các chất hữu cơ sẽ diễn ra tại bể hiếu khí có giá thể vi sinh lưu động. Quá trình khử N diễn ra tại bể Anoxic và bùn hoạt tính sẽ được tuần hoàn bổ sung cho quá trình xử lý.
Tùy theo diện tích xây dựng, địa hình, và tính chất của từng loại nước thải, và với các trạm xử lý nước thải có công suất dưới 1500m3/ngày đêm thì công nghệ AO kết hợp MBBR là phương án tối ưu nhất bởi nó có những ưu điểm vượt trội sau:
– Công nghệ AO-MBBR tiết kiệm được tối đa diện tích xây dựng và kết cấu bể có thể điều chỉnh theo diện tích mặt bằng.
– Hệ số vượt tải lớn.
– Hiệu suất xử lý cao do mật độ vi sinh cao và diện tích tiếp xúc lớn vì sử dụng giá thể đệm vi sinh lưu động.
– Vận hành đơn giản, tự động hóa.
– Khả năng đồng bộ cao;
– Có khả năng linh động trong quá trình xử lý đối với các nguồn nước có chất lượng đầu vào không ổn định;
– Chi phí đầu tư, xử lý thấp;
– Xử lý tốt các thành phần Amoni, Photphat.
Với các hệ thống có quy mô và công suất lớn, nguồn nước thải công nghiệp, có diện tích xây dựng lớn thi công nghệ SBR là hiệu quả hơn cả. Công nghệ AO kết hợp MBBR sẽ phù hợp áp dụng cho cá trạm xử lý nước thải tòa nhà và tập trung khu công nghiệp có công suất nhỏ hơn.
Nguồn: www.ecobaent.vn