Kết nối với Ecoteck VN

60,5% cụm công nghiệp Hà Nội có trạm xử lý nước thải hoạt động ổn định

Theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030, trên địa bàn thành phố sẽ có tổng số 159 cụm công nghiệp. Tuy nhiên việc bố trí các trạm xử lý nước thải tập trung cũng là vấn đề đặt ra, nhất là trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm đang ngày nghiêm trọng.

Điểm công nghiệp Di Trạch Di Trạch đi vào hoạt động từ cuối năm 2014 với hơn 20 doanh nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh.

Điểm công nghiệp Di Trạch Di Trạch đi vào hoạt động từ cuối năm 2014 với hơn 20 doanh nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh. nhưng sau nhiều năm hoạt động nơi đây vẫn chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tập trung. (ảnh: Hoàng Duy).

Những con số thống kê

Theo ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến nay, tỷ lệ cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có trạm xử lý nước thải đã hoạt động ổn định đạt 60,5%.

Đối với 17 cụm công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải, Sở xây dựng cũng đã hoàn thành thẩm định hồ sơ dự toán 11 dự án. Đây là các dự án mà mà Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã trình hồ sơ thẩm định dự toán sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao làm chủ đầu tư.
Danh sách này bao gồm dự án nước thải tại Trường An, La Phù, Lai Xá (Kim Chung), Lại Yên (huyện Hoài Đức); Biên Giang (quận Hà Đông); Tân Hội (huyện Đan Phượng); Câu Nậu, Bình Phú I, Kim Quan (huyện Thạch Thất); Bích Hòa (huyện Thanh Oai); Vạn Điểm (huyện Thường Tín).

Giải pháp cho các trạm xử lý nước thải một số CCN khác

UBND Thành phố giao Hà Nội cũng các nhà đầu tư có trách nhiệm xây dựng trạm xử lý nước thải đối với 04 cụm công nghiệp Đan Phượng, Sông Cùng (huyện Đan Phượng); Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) và CCN Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) trong giai đoạn mở rộng theo quy hoạch.

Riêng Cụm công nghiệp Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên) và Cụm công nghiệp Yên Sơn (huyện Quốc Oai) sẽ không đầu tư do 02 Cụm công nghiệp không còn phù hợp quy hoạch.

Trước đó, kết quả rà soát việc cho thuê đất và bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, có 21 cụm công nghiệp đã có trạm xử lý nước thải tập trung, chiếm 30% tổng số cụm công nghiệp.

Nguồn: Báo Lao động Thủ đô

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
Email